Chụp ảnh báo cáo thường niên

Hình ảnh cho báo cáo thường niên không đơn thuần là ảnh minh hoạ làm đẹp mà nó còn là tư liệu trực quan thể hiện năng lực và giá trị của công ty.

In Factory

Chụp ảnh báo cáo thường niên

Báo cáo thường niên có sự pha trộn giữa ảnh doanh nghiệp, ảnh báo chí và một chút ảnh quảng cáo. Không chỉ có những bảng biểu khô khan, hình ảnh trong báo cáo thường niên cũng cho thấy trong năm qua công ty đã làm gì, làm như thế nào và mức độ hoàn thành.

Nhân dịp có nhiều khách hàng đề nghị báo giá chụp ảnh chân dung cho báo cáo thường niên, Paratime Studio dịch bài viết của Lines of Sight về chủ đề này.

1. Một số hình ảnh cần phải được chụp trước rất lâu chứ không phải vài tuần trước khi in báo cáo.

Ví dụ, khi một nhà máy mới khai trương thì cần chụp ảnh ngay khi mọi thứ còn mới tinh. Hay như lễ ra mắt sản phẩm, các hội nghị quan trọng và các sự kiện lớn tổ chức trong năm đều cần được chụp với một trong những mục đích là cho vào báo cáo thường niên.

Nếu ở miền Bắc, hãy chụp ảnh ngoại cảnh vào tầm tháng 10, 11 dương lịch. Thời điểm chụp hoàn hảo không chỉ là sáng hay chiều mà là còn theo mùa nữa.

Ảnh ngoại cảnh không chỉ là bản thân các công trình kiến trúc mà qua đó thể hiện thông điệp của công ty. To lớn và mạnh mẽ? Thân thiện và dễ gần? Biểu tượng cho cả khu vực?

Chân dung không chỉ là nhận diện cá nhân

2. Chân dung lãnh đạo cũng chính là bộ mặt của công ty. Những bức ảnh này thể hiện sự chuyên nghiệp, tính tin cậy và năng lực của công ty và bản thân những người điều hành. Bức ảnh có phông nền đơn giản, đồng bộ, người được chụp cần nhìn thẳng vào ống kính. Điểm cốt yếu của những bức ảnh này là thể hiện được phong thái thông qua biểu cảm khuôn mặt và ngôn ngữ cơ thể.

3. Các bức ảnh chân dung trong không gian làm việc lại có mục đích khác. Nó thể hiện sự tự tin và quyền lực của người lãnh đạo. Không nhất thiết phải nhìn thẳng vào ống kính. Kiểu ảnh này chú trọng vào ngôn ngữ cơ thể và bố cục. Do đó, nó có thể được thể hiện một cách năng động và sáng tạo.

4. Một số công ty còn sử dụng cả chân dung của nhân viên. Nó cho thấy công ty có sự gần gũi như một gia đình. Qua đó, công chúng cũng thấy dễ tiếp cận hơn với công ty.

5. Thiết kế của báo cáo cần phù hợp với phong cách của công ty cũng như độc giả. Báo cáo của một ngân hàng thì phải khác với một hãng thời trang. Và hình ảnh trong báo cáo cũng phải thể hiện điều này.

6. Tránh sử dụng ảnh stock.

  • Khi một công ty sử dụng ảnh của người khác cho báo cáo thường niên, nó thể hiện sự không chính danh. Đến hình ảnh còn không thật thì ngôn từ, số liệu sẽ chính xác ra sao?
  • Nếu một công ty không thèm quan tâm đến việc chụp ảnh chính mình để nâng cao hình ảnh của bản thân thì việc đó nói lên điều gì?
  • Khi một công ty sử dụng phương án ít tiền là ảnh stock, nó chứng tỏ công ty phải cắt giảm chi tiêu. Các nhà đầu tư có ấn tượng với điều này không?
  • Các cổ đông muốn biết tiền của họ đi đâu. Tất nhiên không phải đi với những người lạ hoắc trong các bức ảnh stock.
  • Có xấu hổ không nếu đối thủ cạnh tranh cũng dùng cùng một hình ảnh có sẵn? Ảnh stock ai mua cũng được và các công ty không thể kiểm soát được việc này.

Nếu ngân sách có hạn, công ty nên dùng một ít ảnh tốt nhất của mình thay vì sử dụng một đống ảnh stock rẻ tiền.

Báo cáo thường niên không dành riêng cho các tập đoàn lớn

7. Một doanh nghiệp không bắt buộc phải công bố báo cáo thường niên cũng nên cân nhắc làm báo cáo. Trong trường hợp này, công ty không cần phải cung cấp các bảng biểu tài chính mà sẽ dùng báo cáo thường niên để nói về một năm đã qua, kể về những thành tựu đã đạt được và đưa ra những kế hoạch cho tương lai.

Tài liệu này được dùng cho tiếp thị mềm. Mục đích của nó là tiếp cận khách hàng để tạo dựng lòng tin và sự kết nối.

Có thể xuất bản trực tuyến ở dạng PDF hoặc thậm chí là một bài viết dài của chủ tịch công ty. Hình ảnh chất lượng vẫn cần đến, vì:

  • Người đọc thích xem ảnh đẹp;
  • Hình ảnh tạo hứng thú ngay lập tức;
  • Trăm nghe không bằng một thấy;
  • Hình ảnh dễ nhớ hơn lời nói.

Dịch từ Lines of Sight. Ảnh: Paratime Studio.


Phạm Thành Long là một người chụp ảnh thương mại và tư liệu ở Hà Nội. Anh đã có kinh nghiệm làm việc với hàng chục tổ chức, doanh nghiệp ở nhiều lĩnh vực khác nhau và sẵn sàng cùng khách hàng xây dựng một thư viện hình ảnh để doanh nghiệp có thể khai thác trong nhiều năm.

Chuyên mục: Dành cho Khách hàng
Từ khoá: báo cáo thường niên, chụp ảnh doanh nghiệp, corporate photography
Bài trước
Thử làm phông nền
Bài sau
Ảnh CV: Làm sao để “ăn điểm” của nhà tuyển dụng?